Đọc đồ thị chứng khoán, ngoại hối, vàng, dầu… để nhận diện mô hình Harmonic Pattern thì mẫu AB = CD là mô hình cơ bản nhất. Trong mô hình này, chân A đến B là động thái giá đầu tiên. Sau một sự thoái lui ngắn từ điểm B đến điểm C, mô hình sẽ hoàn thành chặng C đến D, có cùng độ dài với AB.
Mô hình AB = CD được HM Gartley mô tả lần đầu tiên trong cuốn sách của ông “Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán”, xuất bản năm 1935. Mặc dù hành động giá không phải lúc nào cũng tương đương chính xác, nhưng AB = CD thường sẽ gần đủ để xác định điểm đảo chiều. Đôi khi, mô hình này sẽ chính xác nhưng tôi thường đợi chân CD ít nhất bằng chân AB.
Các chân giá nhìn chung phải đối xứng và có độ dốc nhất quán, Điều quan trọng là phải nghiên cứu khoảng thời gian của mỗi chặng. Thời gian hoàn thành các chân AB và CD phải xấp xỉ bằng nhau. Đây là một tình huống lý tưởng nhưng thực tế khoảng thời gian không cần chính xác. Nếu các chân giá gần bằng nhau, mô hình vẫn có giá trị
Tôi tin rằng mô hình này là quan trọng nhất vì nó thực sự yêu cầu bạn “Mua thấp và bán cao”. Tôi biết rằng hành động giá như vậy thường có vẻ được đơn giản hóa quá mức, nhưng mô hình này thường xuyên xảy ra. Nếu bạn luyện mắt để nhận ra những hình mẫu này chúng sẽ bắt đầu xuất hiện trước mắt bạn. Điều quan trọng là phải tìm hai chân giá khác nhau. Khi bạn nghiên cứu đồ thị bạn sẽ có thể giải mã các mẫu AB = CD trong các biểu đồ chứng khoán khác nhau.
Harmonic pattern
Bài 1: Mô hình AB= CD
Bài 2: Mô hình Gartley (Gartley Pattern)
Bài 3: Mô hình con Bươm Bướm (Butterfly)
Bài 4:Mô hình Three Drives (3 Ổ đĩa)
Bài 5: Harmonic – Mô hình BAT
Bài 6: Harmonic – Alternate Bat
Bài 7: Harmonic – Mô hình con cua (Crab)
Bài 8: Harmonic – Mô hình Deep Crab
Bài 9: Harmonic – Mô hình Shark (Cá Mập)
Bài 10: Harmonic – Mô hình 5-0 Pattern
Bài 11: Harmonic – Mô hình Cypher
Mô hình tăng AB = CD
Trong mô hình tăng giá, điểm A là điểm cao nhất và điểm D là điểm thấp nhất. Mỗi chân giá phải khác biệt với độ dốc đối xứng xuống.
Mua tại điểm D
Trong mô hình này sau khi xuất hiện chân A, B chúng ta sử dụng Fibonacci để xác định chân C và chân D.
Chân C xuất hiện ở khu vực Fibonacci Retracement (FR) 61.8% hoặc 78.6% của chân AB
Chân D xuất hiện ở khu vực Fibonacci Retracement (FR) 127% hoặc 161.8% của chân BC
Bearish AB = CD
Trong mô hình AB = CD giảm giá, các chân phải được căn chỉnh chính xác như hình minh họa. Chân A là điểm thấp nhất và chân D là điểm cao nhất. Tôi gọi chân D là hoàn thành mẫu hình và là nơi vào lệnh.
Điển vào lệnh D
Cũng giống như mẫu AB = CD tăng giá, đầu tiên mẫu hình xuất hiện AB sau đó ta sử dụng Fibonacci để xác định vị trí chân C và chân D.
Chân C xuất hiện ở khu vực Fibonacci Retracement (FR) 61.8% hoặc 78.6% của chân AB.
Chân D xuất hiện ở khu vực Fibonacci Retracement (FR) 127% hoặc 161.8% của chân BC.
Các mô hình AB = CD trong đồ thị chứng khoán thực tế:
Đồ thị vàng ngày 11/8/2021
Lưu ý quan trọng khi sử dụng mẫu hình AB = CD:
- Thị trường luôn đúng
- Tại các chân C và D cần tìm xuất hiện:
– Nến, mô hình đảo chiều
– Hội tụ kháng cự hỗ trợ (trend line, next line, Fibonacci,…)
– Chân C ở vị trí Fibonacci (61.8%, 78.6%) của AB, chân D ở vị trí Fibonacci (127%, 161.8%) của BC. - Đồ thị càng lớn độ chính xác càng cao.
- Chờ tín hiệu xác nhận để vào tham gia thị trường.
- Sử dụng đòn bảy, khối lượng vào thị trường phù hợp (cắt lỗ, chốt lời) an toàn.
- Khi có biên độ lợi nhuận an toàn có thể dịch cắt lỗ để đảm bảo lợi nhuận.
- Không dịch cắt lỗ khi thị trường đi ngược với tính toán của ta.
- Chốt lời từng phần theo Fibonacci.