Bài 8: Price Action – Vùng hỗ trợ và Vùng kháng cự giá là gì? Cách xác định vùng hỗ trợ kháng cự.

vung-ho-tro-vung-khang-cu

Vùng hỗ trợ và Vùng kháng cự giá là gì?

Vùng h tr là gì? 
Vùng hỗ trợ là vùng giá được xác định trong quá khứ kéo dài tới hiện tại mà ở đó khi giá quay lại tại vùng đó thì xuất hiện nhiều lực mua lên và giá tăng lên.
Vùng kháng c là gì? 
Vùng kháng cự là vùng giá được xác định trong quá khứ kéo dài tới hiện tại mà ở đó khi giá quay lại tại vùng đó thì xuất hiện nhiều lực bán làm giá đi xuống.

vung-ho-tro-vung-khang-cu

Cách xách định vùng kháng c, vùng h tr. 
– Vùng hỗ trợ kháng cự được xác định là vùng quanh khu vực giá có điểm đóng mở cửa nhiều nhất.
– Các vùng hỗ trợ kháng cư ở đồ thị xa MN, W, D càng cứng.
– Các vùng là các điểm trên biểu đồ có giá đảo chiều va đập lặp lại nhiều nhất.
– Các vùng có thể là các đỉnh đáy trên biểu đồ.
– Vùng kháng cự hỗ trợ thường xuất hiện ở những cây nến Doji đồ thị lớn.
– Nếu bạn chưa biết cách xác định vùng hỗ trợ kháng cự bạn chuyển đồ thị sang biểu đồ dạng đường (H3).
– Nếu bạn thấy quá nhiều vùng hỗ trợ kháng cự bạn cần phải đợi tín hiệu mô hình nến xác nhận để tham gia thị trường.
– Vùng là một khu vực không phải là một điểm.
– Khi thị trường vượt qua vùng hỗ trợ kháng cự không đồng nghĩa là thị trường phá vỡ vùng đó.

vung-ho-tro-vung-khang-cu-1H2. Vùng h tr kháng c EURUSD dng nến

vung-ho-tro-vung-khang-cu-2H3. Vùng h tr kháng c EURUSD dng đường

Phương pháp giao dch theo vùng h tr kháng c: 
Để thành công với phương pháp giao dịch theo vùng hỗ trợ kháng cự chúng ta cần xác định được vùng cản và xu hướng thị trường.

Xu hướng tăng: Chờ thị trường phá vỡ vùng kháng cự sau đó thị trường quay lại test vùng hỗ trơ kết hợp với xác nhận của các mô hình nến thì chúng ta tham gia thị trường bằng lệnh Buy.
Xu hướng giảm: Chờ thị trường phá vỡ vùng hỗ trơ sau đó thị trường quay lại test vùng kháng cự kết hợp với xác nhận của các mô hình nến thì chúng ta tham gia thị trường bằng lệnh Sell.
Trong trường hợp thị trường gặp vùng kháng cự hoặc hỗ trợ của đồ thị xa như MN, W, D chúng ta cần có sự kết hợp với mô hình nến đảo chiều để có quyết định tham gia thị trường hay không.
Vd: Thị trường gặp cản ở đồ thị xa kết hợp với mô hình nến xác nhận (Nến Pin bar + nến tăng) như hình bên dưới. Chúng ta sẽ thực hiện lệnh Buy. Quản trị rủi ro SL=R, TP=2R, 3R.

Phương pháp giao dịch vùng hỗ trợ kháng cự cần kết hợp với tín hiệu nến, trend để tăng tỉ lệ chính xác. Khuyến nghị không nên vẽ cản đồ thị nhỏ như H1, M30, M15, M5, M1 độ chính xác sẽ không cao.

Kết nối với tôi:
Fanpage: https://bit.ly/PhamNgocTu
Telegram: https://bit.ly/TradingNTGroup

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *